DU HỌC EDUSHINE

I. Quy trình phỏng vấn tại Đại sứ quán Hàn Quốc

Trước khi đi sâu vào các mẹo phỏng vấn, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình phỏng vấn Đại sứ quán Hàn Quốc. Tự làm quen với quy trình sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và giảm bớt lo lắng. Quá trình phỏng vấn tại Đại sứ quán Hàn Quốc có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thị thực cụ thể và thủ tục của đại sứ quán. Tuy nhiên, dưới đây là các bước cơ bản mà bạn chắc chắn sẽ phải trải qua:

  • Đặt lịch hẹn: Đặt lịch hẹn phỏng vấn xin thị thực thông qua trang web của đại sứ quán hoặc trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực được chỉ định.
  • Chuẩn bị tài liệu: Thu thập tất cả các tài liệu cần thiết cho đơn xin thị thực của bạn, bao gồm mẫu đơn xin thị thực đã hoàn thành, hộ chiếu, ảnh, tài liệu tài chính và các tài liệu hỗ trợ cụ thể cho loại thị thực của bạn.
  • Kiểm tra an ninh: Đi qua kiểm tra an ninh khi vào khuôn viên đại sứ quán. Thực hiện theo các hướng dẫn được cung cấp bởi các nhân viên an ninh.
  • Phỏng vấn: Khi đến lượt của bạn, bạn sẽ được gọi đến quầy hoặc phòng phỏng vấn. Một viên chức lãnh sự sẽ tiến hành cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh, tùy thuộc vào sở thích của viên chức và trình độ ngôn ngữ của bạn.
  • Nộp tài liệu: Nếu được yêu cầu, hãy nộp bất kỳ tài liệu hoặc bằng chứng bổ sung nào để hỗ trợ cho đơn xin thị thực của bạn. Viên chức lãnh sự có thể yêu cầu các tài liệu cụ thể dựa trên hoàn cảnh cá nhân của bạn.
  • Làm dữ liệu sinh trắc học: Trong một số trường hợp, dữ liệu sinh trắc học, chẳng hạn như dấu vân tay, có thể được thu thập trong cuộc phỏng vấn hoặc sau đó.

II. Một số kinh nghiệm đi phỏng vấn tại Đại sứ quán Hàn Quốc

1. Nghiên cứu về Đại sứ quán và Quốc gia

Trước khi tham dự cuộc phỏng vấn, hãy tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về Đại sứ quán Hàn Quốc và đất nước này. Có được cái nhìn sâu sắc về các mối quan hệ ngoại giao, văn hóa, lịch sử và các vấn đề hiện tại của Hàn Quốc. Kiến thức này sẽ thể hiện sự quan tâm và cam kết thực sự của bạn đối với cơ hội học tập, làm việc hay chỉ đơn thuần là du lịch tại Hàn Quốc.

2. Ăn mặc phù hợp và chuyên nghiệp

Ăn mặc chuyên nghiệp và phù hợp cho cuộc phỏng vấn. Chọn trang phục phù hợp phản ánh sự nghiêm túc và tôn trọng của bạn cho dịp này. Thể hiện bản thân chỉn chu và ăn mặc chuyên nghiệp để lại ấn tượng tích cực với người phỏng vấn.

3. Nên trả lời như thế nào?

– Nội dung trả lời ngắn gọn đúng trọng tâm: Nội dung mang tính cá nhân đúng với bản thân mình không sáo rỗng chung chung

Ví dụ: Khi nói đến lí do đi du học hàn có thể nói về cv sau này mình muốn làm, ước mơ của mình là gì, việc đi học hàn cho mình cơ hội đạt được ước mơ đó hơn là nói chung chung do ‘Hàn Quốc phát triển, Hàn Quốc và Việt Nam có văn hóa giống nhau, có mối quan hệ tốt,..)

– Khi viết thì có thể chọn đuôi câu trang trọng hơn 습니다/ㅂ니다

– Văn nói khác với văn viết: Khi bài viết có thể viết những câu dài và cấu trúc phức tạp hơn chút nhưng khi nói thì nên chọn cấu trúc nào mình có thể dụng thạo.

– Luôn cố gắng nói hết câu: Luyện nói hết câu vì nhiều bạn có thói quen nói nửa câu rồi đến phần động từ lúng túng không biết nói tiếp ra sao -> Luyện tập chia đuôi câu ở nhà cho phản xạ nhanh, hoặc trong lúc đó có thể dùng cấu trúc đơn giản nhất là 습니다/ㅂ니다

– Không chủ quan học mỗi các câu đã vào trước đó mà nên cách diễn đạt ý của mình để gặp chủ đề lạ cũng có thể trả lời được

4. Làm thế nào để tăng điểm cộng?

– Nói thêm được tiếng anh

– Phát âm chuẩn ngữ điệu tự nhiên, cách diễn đạt tự nhiên (Tức là cách nói người hàn hay dùng thay vì nói những câu i sì như sách giáo khoa)

– Trả lời tự tin, thái độ cởi mở thoải mái (Thể hiện ở việc có thể thoải mái trả lời ban giám khảo, dễ gây thiện cảm, ấn tượng)

– Câu trả lời có cá tính hay đặc điểm gì đó nổi bật (Có thể hát nhạc hàn, fan của 1 nhóm nhạc hàn, có thể edit video, có kênh youtube riêng,..)

5. Cách học

– Liệt kê các câu hỏi mà đại sứ quán có thể vào

– Chuẩn bị ý tưởng tiếng việt trước

– Chuyển ngữ qua tiếng Hàn (nhờ thầy cô sửa cho, nếu có người hàn sửa cho thì càng tốt) không nên lựa chọn nhiều ngữ pháp khó trong văn nói

– Chuẩn bị tất cả các câu hỏi liên quan đến chủ đề (Ví dụ các câu xoay quanh chủ đề sở thích)

Học phát âm (Đặc biệt là phân biệt được các phụ âm đầu, đọc đầy đủ patchim, ngữ điệu)

– Luyện nghe (Đặc biệt nghe quen nối âm, biến âm), chú ý một nội dung người hỏi có thể hỏi bằng nhiều cách, mình nên học tất cả các cách để khi gặp cách hỏi khác không bị bối rối

– Không cố gắng học thuộc vẹt mà nên hiểu và diễn đạt theo ý (Có thể chuẩn bị và thuộc câu trả lời trước ở nhà nhưng cũng cần để ý lúc trả lời sao cho tự nhiên, không có cảm giác là đang cố nhớ bài

6. Chú ý

– Phần viết nên cân đối thời gian, viết ngắn gọn đúng trọng tâm vì phần giấy trong bài làm thực tế khá ngắn (Ở nhà chuẩn bị dài quá khi vào phỏng vấn viết không kịp và không đủ giấy viết)

– Khi viết chú ý chính tả, khoảng cách từ, viết sạch đẹp, nếu có sai thì gạch nhẹ không tẩy xóa làm bẩn tờ giấy thi

– Không bỏ trống câu nào, cố gắng viết hết những gì có thể dù không hoàn hảo

7. Tư thế thái độ tự tin

– Chú ý tư thế ngay lúc luyện tập câu trả lời ở nhà để quen dần với tác phong lúc phỏng vấn (Có thể đứng trước gương tập hoặc tự quay video mình lúc trả lời)

– Không liếc ngang dọc, tay chân đung đưa nhiều (Nếu có thói quen bị run hay khua chân tay lúc căng thẳng thì có thể cố định tay ngay từ đầu)

– Chào lúc đầu và cảm ơn lúc kết thúc (Không quên kèm theo nụ cười, chào to rõ)

– Giọng to rõ, làm quen với việc khi trả lời có nhiều khác chú ý

8. Ứng phó với một số tình huống trong lúc phỏng vấn

– Giám khảo nói nhanh hoặc nghe được gần hết câu hỏi nhưng chưa nắm rõ có thể hỏi lại: Chuẩn bị câu để hỏi lại bằng tiếng Hàn

– Hiểu câu hỏi, quên phần câu trả lời đã chuẩn bị ở nhà: hạn chế bằng cách chuẩn bị cả câu trả lời ngắn và câu trả lời phiên bản dài. Trong tình huống phỏng vấn thực tế, đôi khi chỉ cần nói được câu đơn, nói được vài từ là người phỏng vấn đã có thể hiểu được ý mình.

– Phần này các bạn đừng quá áp lực là mình nói sai vì giám khảo sẽ đánh giá cao khả năng phản xạ, thái độ của mình lúc phỏng vấn hơn.

– Hoàn toàn không hiểu câu hỏi hoặc hiểu câu hỏi nhưng chưa chuẩn bị trước câu trả lời: Dù đã chuẩn bị trước các câu hỏi có thể gặp trong lúc phỏng vấn nhưng vẫn có trường hợp giám khảo hỏi một chủ đề hoàn toàn lạ hoặc mình không thể nghe được câu hỏi thì việc giữ thái độ bình tĩnh sẽ được đánh giá cao. Thậm chí lúc không nhớ hay chưa kịp chuẩn bị có thể nói xin lỗi em hơi rối nên chưa biết trả lời câu hỏi này như nào. Hoặc xin lỗi nhưng em không hiểu câu hỏi, thầy cô có thể hỏi câu khác được không ạ?

Khi không biết có thể thành thật nói không biết, giám khảo cũng sẽ có thiện cảm hơn với bạn nào thật thà, thái độ tích cực.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến một số kinh nghiệm phỏng vấn Đại sứ quán. Để biết thêm thông tin về hồ sơ, thủ tục visa, chi phí du học Hàn bạn có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của EKOREA nhé!

THÔNG TIN GIÁO DỤC HÀN QUỐC

Address: Số 17-19 Ngõ 59 Láng Hạ, Hà Nội

Email: dungvt@vnglobal.vn

Hotline: 0971 567 893 (Mr Dũng)